Chim Bạc Má Là Chim Gì? Kinh Nghiệm Nuôi Chim Bạc Má Bạn Cần Biết

chim bạc má
chim bạc má

Hiện nay thú chơi chim cảnh ngày càng thịnh hành, mọi người đều mong muốn sở hữu một con chim cảnh đẹp, hót hay. Và chim bạc má cũng chính là sự lựa chọn của nhiều người. Vậy chim bạc má là chim gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây, để hiểu hơn về loài chim này cũng như kinh nghiệm nuôi chúng thích hợp nhất nhé.

Chim bạc má là chim gì?

Chim bạc má là chim gì?

Chim bạc má có tên khoa học là Paridae, đây là loại chim nhỏ dạng Sẻ. Chính vì thế thân hình của chim bạc má khá nhỏ nhắn và thon gọn, chúng được các người chơi chim cảnh rất yêu thích. Bên cạnh ưu điểm là có vẻ ngoài đẹp, thu hút thì chim bạc má còn được nhiều người lựa chọn bởi dễ nuôi. Bởi khả năng thích nghi ở các môi trường của chúng rất cao, chúng có thể ăn cả bột, cả những loại thức ăn tươi sống như côn trùng, sâu,…

Trên thế giới, loài chim bạc má thường sống nhiều ở các khu vực quần đảo Sumatra của Malaysia, hoặc các nước thuộc khu vực thuộc bán đảo Đông Dương (Lào, Việt Nam, Campuchia). Còn ở Việt Nam, chim bạc má rừng được tìm thấy chủ yếu ở khu vực miền Bắc và miền Trung. Loài chim bạc má rừng này có ngoại hình khá giống với bạc má sống ở các nước khác, nhưng thường màu lông của chúng có phần đậm hơn chút.

Điểm điểm ngoại hình của chim bạc má

Điểm điểm ngoại hình của chim bạc má

Cái tên bạc má cũng phần nào nói lên được đặc điểm tiêu biểu của loài chim này, chúng có hai vệt màu đốm trắng lớn ở hai bên má. Ngoại hình của chim bạc má khá nhỏ bé, một con chim trưởng thành thường đạt kích thước từ 10 – 13cm đã tính cả chiều dài đuôi. Kích thước của loài chim bạc má này chỉ nhỉnh hơn chim sẻ một chút. Nhưng mỏ của chúng lại khá to so với kích thước của cơ thể, mỏ cứng, lực mổ mạnh. Bởi sở hữu một thân hình nhỏ nhắn, nên chim bạc má có thể chạy nhảy rất linh hoạt, năng động cả ở ngoài môi trường tự nhiên và nuôi trong lồng.

Hiện nay có hai loại chim bạc má là bạc má trắng và bạc má xám.

  • Bạc má trắng: Toàn thân hình chúng được bao phủ bởi lớp lông màu trắng, không bị lẫn lộn bởi màu lông nào khác. Mỏ chim có màu đỏ như quả ớt chín, chim bạc má trắng mái có thân hình nhỏ hơn con trống, màu đỏ mở mỏ cũng nhạt hơn.
  • Chim bạc má xám: Phần đầu và phần trên thân mình của loài chim này có màu xám, hai bên má của chúng có hai đốm trắng, dưới bụng thì màu xám lợt.

Tập tính sinh sản của chim bạc má

Từ khoảng 6 tháng tuổi, chim bạc má đã có thể sinh sản, mùa sinh sản của chúng bắt đầu từ đầu mùa xuân, thu hoặc mùa đông. Trong mỗi mùa sinh sản, con mái sẽ đẻ từ 3 – 6 trứng, ấp trong khoảng 16 ngày thì đẻ thành chim non. Chim non được bố mẹ chăm sóc khoảng 3 tháng, lông mọc đủ và có thể tự bay.

>>> Tham khảo thêm: Điểm Thú Vị Ở Chim Nhồng? Hướng Dẫn Cách Nuôi Chim Nhồng

Kinh nghiệm nuôi chim bạc má bạn cần biết

Kinh nghiệm nuôi chim bạc má bạn cần biết

Nếu bạn đang có ý định nuôi chim bạc má làm cảnh, hãy tham khảo ngay các kinh nghiệm hữu ích dưới đây nhé.

Chọn chim

Với những con chim bạc má được nuôi làm cảnh, nên chọn loài trống của bạc má trắng. Bời vì chúng sở hữu vẻ bề ngoài đẹp, ngoại hình nổi bật và cũng nhanh nhẹn. Hơn nữa, số lượng người nuôi chim bạc má cũng phổ biến hơn nuôi chim bạc má xám. Chính vì thế mà bạn có thể dễ dàng tìm người cùng đam mê để chia sẻ các kinh nghiệm nuôi, chăm sóc.

Lồng nuôi

Bởi vì kích thước của chim bạc má khá nhỏ, nên cũng không quá khó khăn trong việc tìm lồng nuôi chúng. Lồng nuôi chỉ cần đủ điều kiện là có kích thước rộng rãi, để chúng có thể thoải mái ăn uống, bay nhảy là được. Trong lồng nuôi chim, bạn cần trang bị thêm các đồ như cóng nước, cóng thức ăn và cây đậu, máng chăn phân.

Nếu bạn nuôi chim bạc má với mục đích cho chúng sinh sản, nên chọn lồng dáng vuông và kích thước lớn hơn. Trong đó, cần chuẩn bị chỗ đẻ trứng cho chim mái, có thể làm từ cỏ khô, rơm khô, xơ dừa hoặc là rễ cây. Bạn cũng nên nhớ rằng, trong thời kỳ chim bạc má sinh sản, cần được bọc lồng cẩn thận. Tuyệt đối không nên đứng nhìn chằm chằm trong thời kỳ sinh sản hoạt động vào trứng của chúng, bởi điều này sẽ làm chim mẹ sợ hãi.

Thức ăn

Ở ngoài môi trường tự nhiên, chim bạc má chủ yếu ăn các loại thức ăn như là các loại hạt, cây non,… Còn khi ở trong môi trường nhốt, thì chim bạc má lại yêu thích các loại hạt như là hạt kê, hạt đậu, hạt vừng, lúa, đậu phộng,… Hơn nữa, để chim bạc má có thể phát triển một cách tốt nhất, bạn nên bổ sung thêm cho chúng các loại thức ăn làm từ bột trộn trứng, lúa ngâm, cũng như nhiều loại rau xanh như là cải ngọt, xà lách, mồng tơi,… Những thực phẩm này sẽ giúp chúng gia tăng chất xơ, tăng cường đề kháng tốt hơn.

Chăm sóc

Chim bạc má non hoặc chim chim bạc má bổi sẽ có cách chăm sóc khác nhau:

  • Chăm sóc chim non: Thường thì chim bạc má non sẽ được chim bố mẹ chăm sóc, còn nếu bạn bắt từ tự nhiên về nuôi thì cần có cách chăm sóc đặc biệt hơn. Bạn cần cung cấp các loại thức ăn phù hợp và giữ ấm cho chúng. Thức ăn chủ yếu của chim bạc má non chính là lòng đỏ trứng chín trộn với đường glucose 2%.
  • Đặc điểm của chim bổi là chúng thường hay nổi nóng, vì vậy bạn không nên nuôi chung hai con chim bạc má bổi với nhau. Trong giai đoạn này, sức khỏe của chim bạc má ổn định hơn chim non, bạn chỉ cần chăm sóc bằng cách cung cấp đủ nguồn thức ăn, tắm mát, tắm nắng và dọn lồng thường xuyên cho chúng.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về thông tin chim bạc má. Chắc chắn với các kiến thức này, sẽ giúp cho bạn sở hữu những con chim bạc má đẹp, khỏe nhất.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*