Chim Cu Gáy Ấp Trứng Bao Nhiêu Ngày Thì Nở, Nuôi Chim Cu Gáy Sinh Sản

Giải đáp chim cu gáy ấp trứng bao nhiêu ngày thì nở?

Chim cu gáy ấp trứng bao nhiêu ngày thì nở là thắc mắc của nhiều người. Vậy hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời cho thắc mắc này, cũng như học cách nuôi chim cu gáy sinh sản hiệu quả nhé.

Giải đáp chim cu gáy ấp trứng bao nhiêu ngày thì nở?

Giải đáp chim cu gáy ấp trứng bao nhiêu ngày thì nở?

Bạn đang thắc mắc chim cu gáy ấp trứng bao nhiêu ngày thì nở đúng không nào? Thường thì sau khi con trống và mái giao phối từ 5-7 ngày, con mái sẽ bước sang giai đoạn đẻ và ấp trứng. Thời gian ấp trứng của chim cu gáy là khoảng 15 ngày, cả con mái và con trống sẽ thay phiên nhau thực hiện.

Khoảng thời gian chim cu gáy ấp trứng, cần phải đảm môi trường xung quanh tốt, nhiệt độ phù hợp. Bạn cũng có thể mở thêm đèn để sưởi ấm cả trứng và bố mẹ, vì loài chim cu gáy này rất sợ lạnh.

Tham khảo: https://baychim.net/tieng-chim-cu-roc/

Hướng dẫn nuôi chim cu gáy sinh sản đạt hiệu quả cao

Hướng dẫn nuôi chim cu gáy sinh sản đạt hiệu quả cao

Nếu bạn đang muốn nuôi chim cu gáy sinh sản đạt hiệu quả cao, hay tham khảo một số kỹ thuật sau đây.

Chọn giống cu gáy

Chọn giống chính là bước vô cùng quan trọng, nó sẽ quyết định việc sinh sản của cu gáy có đạt hiệu quả tốt không. Bạn nên lựa chọn những loại chim giống thổ sẩm, thổ bầu, kim cầu hoặc là thổ đồng. Hãy lựa chọn những con chim khỏe mạnh, không có dị tật và không bị nhiễm virus, vi khuẩn gây ra.

Một số tiêu chí bạn cần chú ý khi lựa chọn chim cu gáy đó là giọng hót hay, lông sáng, mượt mà và dáng to khỏe.

Chọn lồng chim

Lồng chim được làm bằng thép, lưới thép để giúp ngăn ngừa được các loài động vật bên ngoài như là chuột, mèo, chó,… Bên trong lồng cần trang bị đủ máng ăn, máng nước uống, cành cây leo trèo,…

Nên đặt lồng cu gáy ở những nơi có vị trí cao, ánh sáng tốt để chúng có tinh thần thoải mái nhất. Với những con chim cu gáy sinh sản, trong lồng bạn cần trang bị thêm ổ đẻ có đường kính từ 10 – 15 cm. Ổ đẻ cần được trải rơm sẵn để cu gáy có thể sẵn sàng thực hiện đẻ và ấp trứng.

Các đôi cu gáy

Giai đoạn thực hiện ghép đôi chim cu gáy cần hết sức cẩn thận. Ban đầu mới mang về thì bạn phải nuôi chúng ở hai lồng khác nhau để chúng làm quen với môi trường mới. Khi thấy chim cu gáy trống và mái có dấu hiệu nhảy, hót ve vãn nhau. Thì bạn mới tiến hành ghép chung vào một lồng để bắt đầu giao phối.

Thức ăn

Phần thức ăn chim cu gáy sinh sản cũng không quá phức tạp, nhưng bạn chú ý luôn đảm đủ chất dinh dưỡng cho chúng. Bổ sung cho cu gáy các loại hạt như hạt kê, hạt cải ngọt, lạc, vừng,… Để cu gáy có sức đề kháng tốt nhất.

Tìm hiểu thêm: https://baychim.net/tieng-chim-ngu-sac-kim-oanh/

Phòng chống bệnh cho chim cu gáy

Phòng chống bệnh cho chim cu gáy

Vào giai đoạn thời tiết giao mùa thì chim cu gáy thường mắc bệnh, hoặc là khi bạn thay đổi khẩu phần thức ăn cũng khiến chúng giảm sức đề kháng.

Bệnh tiêu chảy

Nguyên nhân mắc bệnh tiêu chảy ở cu gáy hầu hết là do nguồn thức ăn không đảm bảo. Có thể là thức ăn không phù hợp hoặc đã hết hạn, ôi thiu. Khi đó thì cu gáy đi nặng ra phân lỏng và tần suất liên tục.

Bạn cần phải đến quầy thuốc thú y mua thuốc tiêu chảy cho chim. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng thuốc Berberin hay Biseptol cũng có hiệu quả tốt. Bạn chỉ cần hòa tan một nửa viên thuốc vào nước rồi đặt vào lồng cho chim uống, khi thấy phân chúng đặc và xanh thì đã khỏi bệnh.

Bệnh hạt đậu

Bệnh hạt đậu cũng thường xuất hiện ở loài chim cu gáy. Biểu hiện của bệnh này là trên cơ thể chúng xuất hiện các nốt to, tròn bằng hạt đậu. Bên cạnh đó còn chảy dịch trắng, có mùi hôi. Nếu phát hiện ra, bạn cần xử lý bằng cách lấy dao lam (cần tiệt trùng dao trước) để rạch dịch ở nốt đậu. Sau đó dùng thuốc Rifampicin rắc vào vết rạch sau khi nặn để diệt khuẩn và khô lại.

Chú ý, khi phát hiện ra vài hạt đậu là bạn cần phải xử lý luôn. Nếu để cơ thể chim cu gáy lây lan bệnh hạt đậu quá nhiều, thì rất khó chữa.

Bệnh đau mắt

Một bệnh cũng rất hay gặp ở chim cu gáy bạn cần chú ý đó là đau mắt. Dấu hiệu của bệnh này là chim hay dùng cánh để dụi mắt, khiến đầu 2 cánh bị ướt. Chính điều này lại khiến cho mắt của cu gáy dễ bị nhiễm trùng.

Để điều trị bệnh đau mắt ở chim cu gáy, bạn nên dập quả mướp đắng rồi vắt lấy nước nhỏ vào mắt của chúng. Một ngày thực hiện nhỏ khoảng 2 – 3 lần, mỗi lần là 3 – 4 giọt. Hoặc là bạn cũng có thể cho cu gáy ăn mướp đắng khô để mắt khỏi nhanh hơn. Hoặc cũng có người áp dụng cách nhỏ vài giọt nước cốt chanh vào mắt chim cu gáy, đạt hiệu quả cũng rất tốt.

Trên đây là những chia sẻ của https://baychim.net/ về thắc mắc chim cu gáy ấp trứng bao nhiêu ngày thì nở. Rất mong với các kiến thức này, sẽ giúp bạn chăm sóc chim cu gáy sinh sản được tốt nhất.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*