Chim Sâu Dừa Là Gì? Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Sâu Dừa

chim sâu dừa
chim sâu dừa

Ở Việt Nam, chim sâu xuất hiện rất nhiều, chúng được chia thành nhiều loại, trong đó có chim sâu dừa. Bạn có biết chim sâu dừa là chim gì không nhỉ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu đặc điểm của loài chim sâu dừa cũng như cách chăm sóc nó trong bài viết dưới đây nhé.

Đặc điểm của chim sâu dừa

Đặc điểm của chim sâu dừa

Chim sâu dừa có thân hình nhỏ, mập mạp và tổng thể của chúng là ngắn. Loài chim sâu dừa này có mắt tròn, mỏ ngắn dày và khá cong và lưỡi của nó hài dạng ống. Chim sâu dừa sở hữu bộ lông mượt mà, dày dặn nhưng lại không bị xoắn vào nhau.

Giống chim sâu dừa di chuyển rất linh hoạt, nhanh nhẹn, chúng thích chạy nhảy ở trên các ngọn cây cao. Bên cạnh đó, chúng còn có khả năng hót rất hay, âm cao và còn có thể hót liên tục trong nhiều giờ không ngừng nghỉ.

Ở loài chim sâu dừa này, chim mái và chim trống khá giống nhau, nhất là ở trong giai đoạn chúng đang hoàn thiện bộ lông. Chúng chỉ có điểm khác biệt là chim trống có viền lông ở trước ngực màu đen, còn chim sâu dừa mái thì màu có phần nhạt hơn. Con trống có phần lông đuôi nhạt hơn, còn lông đuôi của chim mái lại không như vậy. Nhưng cũng từng trường hợp ghi nhận ở chim sâu dừa không phân biệt được giới tính bởi chúng không có nhiều đặc điểm quá nổi bật.

Hướng dẫn cách nuôi chim sâu dừa đúng kỹ thuật

Để những con chim sâu dừa được lớn nhanh khỏe mạnh và hót hay, bạn nên tham khảo các thông tin dưới đây.

Hướng dẫn cách nuôi chim sâu dừa đúng kỹ thuật

Thức ăn

Nghe tên chim sâu dừa bạn cũng biết được loài chim này thích ăn gì rồi đúng không nào. Ở trong tự nhiên, chúng thích ăn sâu trên các cành cây, rau, đây cũng là thức ăn chính để chúng tồn tại. Còn nếu ở trong điều kiện nuôi nhốt trong lồng, bên cạnh việc cho ăn sâu thì bạn cần cung cấp thêm các thức ăn khá như là cám hoặc là trứng kiến. Những thức ăn này khi được cung cấp sẽ giúp cho chim sâu dừa được phát triển toàn diện.

Lồng nuôi

Lồng nuôi cho chim sâu dừa tốt nhất là làm từ tre có chiều cao vừa phải vì kích thước của loài chim này không quá lớn. Như bạn cũng biết, kích thước của loài chim sâu dừa náy khá nhỏ, nên nếu lựa chọn lồng không có kích thước phù hợp thì khiến cuộc sống của chúng không thoải mái. Bên trong lồng bạn cần chuẩn bị thêm khay đựng cám, khay đựng sâu khô để đảm bảo lượng thức ăn đầy đủ cho chúng. Bên cạnh đó, cũng đừng quên máng nước cho chim sâu dừa.

Xem chi tiết: tiếng mắt xéo hot hay

Cách nuôi khi sâu dừa còn non

Nếu như bạn bắt đầu nuôi chim sâu dừa từ lúc chúng còn non, thì hãy dành thời gian quan tâm chúng một chút, bởi lúc này chúng chưa thể tự ăn. Nhưng nuôi chim sâu dừa từ lúc còn non cũng là một sự lựa chọn tốt để chúng thích nghi dễ dàng. Hơn nữa, cùng giúp tình cảm của bạn và vật nuôi được gắn kết hơn, chúng phát triển tốt hơn. Với chim sâu dừa non, thức ăn thích hợp nhất dành cho chúng là cào cào, bổ sung đủ nước uống. Ở những chú chim non, một ngày chúng ăn nhiều lần nên bạn hãy chú ý chăm sóc, để chung không bị đói.

Nhưng sau khi chim được 1 tháng, chúng đã đủ lông đủ cánh. Có thể chủ động trong nước ăn uống, bay nhảnh thì quá trình chăm sóc cũng không còn vất vả như lúc chúng còn non. Nhưng bạn cũng nhớ, vẫn hãy chuẩn bị thức ăn đầy đủ cho chúng, thường xuyên chơi đùa cùng chim sâu dừa, để chúng không bị nhát người.

Cách nuôi khi sâu dừa khi mới bẫy về

Nhiều người lo sợ rằng không thể nuôi được chim sâu dừa khi mới bẫy về, nhưng thực sự cũng không quá khó. Đầu tiên bạn cần chuẩn bị một chiếc lồng có màn che, để chúng yên tĩnh trong vòng hai ngày đầy mới về. Nhớ là chuẩn bị đầy đủ nước uống, thức ăn trong lồng cho chim sâu dừa. Sau đó, từ từ tháo áo lồng ra để chúng tập làm quen với môi trường sống ở nhà.

Ban đầu mới về không quen, có thể chim sâu dừa sẽ nhảy lung tung, phá phá, nặng hơn là bị chảy máu nên bạn cũng đừng quá lo lắng. Mỗi ngày, bạn hé áo lồng ra thêm một chút để chúng làm quen dần, quay cho áo lồng đi mọi hướng. Thức ăn cho chim mới về bạn chuẩn bị 3 cóng, 1 cóng để đựng nước, 2 cóng còn lại là để đựng sâu và cám lẫn với nhau. Khi mới bẫy về, thường thì chim sâu dừa sẽ không hót, nhưng khi đã quen với cuộc sống thì khoảng một vài tuần sau bạn có thể nghe thấy sâu dừa líu lo, vui đùa.

>>> Tham khảo thêm: Chim Bạc Má Là Chim Gì? Kinh Nghiệm Nuôi Chim Bạc Má Bạn Cần Biết

Hướng dẫn cách bẫy chim sâu dừa

Hướng dẫn cách bẫy chim sâu dừa

Cách bẫy chim sâu dừa không quá khó, bạn chỉ cần chuẩn bị một con chim mồi và một cái lồng chụp. Bên cạnh đó là chiếc loa mp3 để phát tiếng hót chim sâu dừa đã ghi âm, thì bạn sẽ dễ dàng thu hút và bắt được chúng.

Nếu bạn không có chim sâu dừa mồi, bạn vẫn có thể dùng keo bẫy chim và loa phát MP3 để du chim vào khu vực và cho sa bẫy. Nhưng với cách này thì chim bắt được sẽ bị xấu vì lông dính vào miếng keo bẫy, bị rụng. Hơn nữa làm chúng sợ hãi nên khó có thể thuần hóa và nuôi dưỡng về sau.

Một cách bẫy chim sâu dừa nữa là dùng lưới tàng hình, đây là loại lưới chuyên dụng dùng để bắt sâu. Với những người chơi chim cảnh, họ cũng khuyên rằng nên bẫy chim sâu dừa bằng lụp, bởi vì chim bắt được sẽ giữ được vẻ đẹp tự nhiên, cũng như là dễ dàng thuần hóa hơn.

Giá của chim sâu dừa là bao nhiêu?

Bạn có thể tự bẫy chim sâu dừa và tìm mua chúng ở các đại lý bán chim cảnh, hoặc có thể mua ở trên các hội nhóm, mạng xã hội,… Bạn nên mua chim sâu dừa còn non thì dễ chăm sóc cũng như tiện cho việc thuần hóa sau này. Bên cạnh đó, bạn cần chọn những con chim sâu dừa khỏe mạnh, lông bóng đẹp, đầu to, chân khỏe và không có bất kỳ dị tật nào để nuôi chúng dễ dàng hơn. Hiện nay trên thị trường, mức giá bán của chim sâu dừa dao động từ 50.000 đồng đến 2.000.000 đồng/ con tùy theo màu sắc, tình trạng và độ đẹp của nó.

Trên đây là những chia sẻ của https://baychim.net/ về thông tin loài chim sâu dừa. Hy vọng với những điều chúng tôi cung cấp, sẽ giúp cho bạn lựa chọn cũng như nuôi chim sâu dừa được đẹp và khỏe mạnh nhất.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*