Những Điều Thú Vị Về Loài Chim Thanh Tước Bạn Nên Biết

chim thanh tước
chim thanh tước

Chúng ta thường nghe đến cái tên chim thanh tước ở trong những câu chuyện cổ tích trẻ thơ. Loài chim này được miêu tả với ngoại hình đẹp, thu hút và giọt hót hay. Bạn có thắc mắc chim thanh tước ngoài đời thực như nào không nhỉ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những điều thú vị về loài chim thanh tước này trong bài viết dưới đây nhé.

Chim thanh tước là chim gì?

Chim thanh tước là chim gì?

Tên khoa học của chim thanh tước là Chilorropsio Aukifront, ở nước ta thì thường gọi với cái tên là chim Verdin. Chúng được nhiều người yêu thích bởi sở hữu màu lông sặc sỡ, gọn gàng. Loài chim này thường sống ở sâu trong rừng, không thích gần gũi với con người. Nhưng bạn vẫn có thể nuôi và thuần dưỡng thanh tước thành chim cảnh.

Chim thanh tước được tìm thấy lần đầu tiên ở đất nước Ceylan (Tích Lan). Cho đến nay, chúng đã sống ở rất nhiều nơi trên thế giới, tại Việt Nam cũng có nhiều người yêu thích nuôi thanh tước làm cảnh. Ngoài ra, chúng còn phân bổ số lượng lớn ngoài tự nhiên ở các khu vực Đồng Nai, Vũng Tàu, Lâm Đồng và vùng Đông Nam Bộ. Bởi vì ở đây là nhiều khu rừng rậm, nhiều cây cối dễ để thanh tước sinh sống và tìm kiếm thức ăn.

Ngoại hình của chim thanh tước

Ngoại hình của chim thanh tước

Lông của chim thanh tước có màu xanh lá cây là chủ đạo, cũng giống như tên gọi của chúng. Bên cạnh màu xanh lá cây, cảm của chúng còn còn có màu đen, còn một phần ít ở đầu cánh thì có màu nâu xám. Vùng lông bên mép thì có màu xanh da trời, xanh dương nên giúp vẻ bề ngoài của chúng thêm phần sặc sỡ.

Thân hình của thanh tước khá gọn, ngắn, gần giống kích thước với chim chào mào, chim chích chòe, hoành hoạch,… Một con chim thanh tước trưởng thành có chiều dài khoảng 10 – 15cm chưa tính đuôi. Phần đầu của nó nhỏ, mỏ dài hỗ trợ hút mật hiệu quả. Tuy rằng vẻ bề ngoài của chim thanh tước vô cùng thu hút, nhưng giọng hót của chúng không có gì quá đặc biệt. Nhưng bù lại, chim thanh tước có khả năng bắt chước giọng hót của các loài chim khác rất tốt. Chúng có thể hót không ngừng nghỉ cả ngày trong khu rừng.

Chim thanh tước có tính cách như nào?

Chim thanh tước có tính cách như nào?

Thanh tước là một loài chính khá hung dữ với đồng loại của chúng, ở ngoài tự nhiên thường xuyên có các cuộc chiến, để giành địa bàn hoặc dành con mái. Chính vì thế khi nuôi, bạn không nên nhốt hai con thanh tước cùng một lồng. Việc chúng không hòa thuận sẽ dẫn đến cắn nhau làm hư hỏng lồng, rụng lông, chim bị thương,… Nhưng nhiều người cũng dựa vào tính hung dữ này của thanh tước để bẫy chúng thành công. Họ sẽ dùng một con mồi treo trên cây, khi tấn công con mồi thì thanh tước sẽ bị sập bẫy.

Tập tính sinh sản và tuổi thọ của chim thanh tước

Chim thanh tước thường bắt đầu mùa sinh sản vào tháng 10 – 12 dương lịch hằng năm, khi đó mùa mưa vừa kết thúc, nhiều nắng và cây cối lên xanh tươi. Đây là điều kiện thuận lợi để chúng tìm kiếm thức ăn và ấp con thành công. Mỗi mùa sinh sản, chim thanh tước mái sẽ đẻ từ 2 – 4 trứng, tổ của chúng được làm trên những cành cây cao trong khu rừng rậm. Thời gian ấp trứng từ 12 – 15 ngày sẽ nở, chim bố mẹ sẽ chăm sóc chim non trong khoảng từ 20 – 25 ngày để khi chúng có thể bay và sống độc lập.

Trong môi trường tự nhiên, chim thanh tước có thể sống trung bình từ 8 – 10 năm. Nếu thanh tước được sống trong môi trường thuận lợi, nhiều thức ăn, khí hậu tốt thì tuổi thọ có thể kéo dài đến 10 – 12 năm. Tất nhiên, trong môi trường nuôi trong nhà, được chăm sóc tốt nên tuổi thọ của thanh tước cũng tốt hơn.

>>> Tham khảo thêm: Chim Hoành Hoạch Và Những Đặc Điểm Thú Vị Bạn Nên Biết

Điểm khác biệt giữa chim thanh tước trống và mái

Để có thể phân biệt được chim thanh tước trống và mái, thường thì sẽ dựa vào bộ lông.

  • Chim trống: Ở thanh tước trống sẽ có một màu xanh lá cây vô cùng nổi bật, mượt mà và có nét sắc sảo. Phần trên đầu gần mỏ của chúng có một chỏm lông màu cam, còn ở dưới cằm thì có một nhúm lông màu đen pha chút xanh dương.
  • Chim mái: Màu toàn thân của thanh tước mái cũng bao phủ bởi màu xanh, nhưng lại không được mượt và sắc sảo như con trống. Chúng cũng không có chỏm lông màu cam ở phần đầu gần mỏ. Thân hình thanh tước mái thường nhỏ, ngắn hơn con trống.

Kinh nghiệm nuôi chim thanh tước đúng kỹ thuật

Để sở hữu được những con chim thanh tước đẹp, khỏe mạnh nhất, bạn nên tham khảo các kiến thức dưới đây.

Cách chọn chim

Phần lớn chim thanh tước nuôi là chim bổi và được bẫy ngoài tự nhiên về. Hoặc bạn cũng có thể mua trên các trang web, hội nhóm cửa hàng, giá cũng chúng cũng hợp lý. Bạn nên chọn nuôi các con chim thanh tước trống vì ngoại hình của chúng đẹp và đặc sắc hơn. Hãy nhớ chọn những chú chim nhanh nhẹn, sắc nét, màu sắc nổi bật và có giọng hót hay. Phần chân của chúng mượt, không bị tróc vảy hoặc trầy xước.

Lồng nuôi

Bởi vì thân hình của chim thanh tước thon dài nên cần chọn lồng có kích thước phù hợp, đường kính từ 40 – 45cm, chiều cao 60 – 80cm là phù hợp nhất. Bạn cũng có thể chọn chất liệu lồng là kim loại hoặc là làm bằng mây đều được. Trong lồng nuôi cần trang bị đủ thức ăn, cóng nước, cóng bột, que đậu, máng chắn phân và áo trùm lồng. 

Thức ăn

Sống ngoài môi trường tự nhiên, nguồn thức ăn chính của thanh tước chủ yếu là hút mật, các loại côn trùng như châu chấu, cào cào, bướm, nhộng hoặc các loại thức ăn chín,… Khi nuôi chim thanh tước trong lồng, bạn có thể cung cấp nguồn thức ăn tượng tự như ở ngoài tự nhiên, bạn có thể bổ sung thêm cám chuyên dùng cho chim.

Bởi vì chim thanh tước rất ưa ngọt, nên bạn có thể cho chúng uống thêm nước mật ong pha loãng hoặc nước đường. Bạn cũng nên tập dần cho thanh tước ăn thêm cám trứng hoặc cám đậu phộng. Đừng quên bổ sung thêm thức ăn côn trùng tươi, để thanh tước được đẹp và hót hay hơn.

Chăm sóc

Thanh tước là loài chim khá dễ nuôi, bạn chỉ cần áp dụng đúng kỹ thuật là chúng khỏe mạnh và kéo dài tuổi thọ lâu nhất.

  • Đầu tiên là cần chú ý vệ sinh lồng nuôi sạch sẽ, loại bỏ phân, thức ăn thừa để tránh gây bệnh, vi khuẩn cho chim. Hãy luôn để cóng nước, cóng thức ăn sạch sẽ để thanh tước phát triển khỏe mạnh nhất.
  • Pha nước uống cho chim: Bạn có thể sử dụng mật ong pha cùng với nước với tỷ lệ là 1 – 3,4 , lưu ý không nên pha quá nhiều vì chim dễ bị say mật ong.
  • Phơi nắng cho chim: Mỗi ngày bạn nên cho chim thanh tước phơi nắng khoảng 20 – 30 phút, chú ý phun ướt lông chim trước khi tắm nắng.
  • Tắm mát: Thời gian thích hợp nhất để chim thanh tước nắm mát là 10h – 12h mỗi ngày, mỗi tuần tắm mát 3 lần là hợp lý nhất.
  • Trong quá trình chim thanh tước thay lông, bạn nên treo lồng của chúng ở những nơi yên tĩnh để chim nghỉ dưỡng, cung cấp đủ thức ăn và nước uống của chúng.

Trên đây là những thông tin về loài chim thanh tước chúng tôi muốn chia sẻ đến cho các bạn. Hy vọng với những điều này, sẽ giúp bạn hiểu hơn về thanh tước, cũng như biết cách nuôi chúng khỏe đẹp, hót hay nhất.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*