Đặc Điểm Của Chim Trĩ Đỏ? Hướng Dẫn Cách Nuôi Trĩ Đỏ Khoa Học

chim trĩ đỏ
chim trĩ đỏ

Chim trĩ đỏ được nhiều người ưa chuộng nuôi, bởi vừa đẹp lại còn mang đến giá trị cao. Bạn đã được nhìn thấy loài chim này ở ngoài đời chưa nhỉ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chim trĩ đó, cũng như cách nuôi chúng trong bài viết dưới đây nhé.

Chim trĩ đỏ là gì? Nguồn gốc của chim trĩ đỏ

Chim trĩ đỏ là gì? Nguồn gốc của chim trĩ đỏ

Chim trĩ đỏ có tên khoa học là Phasianus colchicus, nó thuộc loài chim thuộc họ Trĩ. Đây là loài chim nằm trong sách Sách Đỏ, cần được bảo vệ tại Việt Nam. Loài chim này ưa thích sống ở các vùng đồi núi thấp hoặc trung bình ở phía Bắc nước ta như Lạng Sơn, Bắc Cạn, Yên Bái, Cao Bằng,… Ngoài ra, chúng cũng có mặt ở khu vực Lâm Đồng – Đức Trọng với số lượng lớn.

Đặc điểm nhận dạng của chim trĩ đỏ

Chim trĩ đỏ gây ấn tượng với mọi người bởi ngoại hình độc đáo, cuốn hút với bộ lông óng ánh, sặc sỡ. Phần gáy, vai và đỉnh đầu của trĩ đỏ có màu ánh xanh. Lông vai thì ánh đỏ, xen kẽ với đó là sắc nâu nhạt và đen, còn ở phần cuối đuôi thì có màu xanh pha chút vàng. Kích thước của chim trĩ đỏ không quá lớn, tầm khoảng 70-90cm. Cân nặng của chim trĩ đỏ rơi vào khoảng 1.6kg, trong đó con đực nặng 1,7kg – 2kg, còn con mái từ 1,2kg – 1.5kg. Đặc biệt, loài chim trĩ đỏ này có khả năng thích nghi nhiệt độ rất tốt. Từ 32 độ C – 46 độ C với sức đề kháng mạnh mẽ.

Trĩ đỏ có đặc tính sinh sản như thế nào?

Trĩ đỏ có đặc tính sinh sản như thế nào?

Chim trĩ đỏ khi khoảng 7 tháng tuổi là đã có khả năng sinh sản. Mùa sinh của trĩ đỏ bắt đầu từ tháng 1 và kéo dài đến tháng 9 mỗi năm. Mỗi kỳ sinh, nó để khá nhiều trứng, khoảng 90-120 quả tùy thuộc vào độ chu đáo khi chăm sóc. Nếu trĩ đỏ được cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng, điều kiện chuồng trại tốt thì trung bình để 2 quả / 1 ngày. Nhưng tỷ lệ ấp trứng thành công của trĩ đỏ rất thấp. Bạn phải đưa cho gà ấp hộ hoặc dùng máy ấp nhân tạo để tăng tỷ lệ thành công.

>>> Tham khảo thêm: Chim Đỗ Quyên Là Gì? Những Điểm Đặc Biệt Chỉ Có Ở Chim Đỗ Quyên

Hướng dẫn nuôi chim trĩ đỏ mang lại lợi nhuận cao

Hướng dẫn nuôi chim trĩ đỏ mang lại lợi nhuận cao

Để xây dựng mô hình nuôi chim trĩ đỏ mang lại lợi nhuận cao, bạn cần tham khảo các kinh nghiệm dưới đây.

Cách chọn giống

Bước đầu tiên là chọn giống, nó nắm giữ vai trò quan trọng để việc nuôi trĩ đỏ của bạn dễ dàng hơn. Bạn hãy loại các con có lông bệt, bụng phù ì ạch, chân bị cong và mỏ vẹo. Bởi những con chim này sẽ có sức sống kém, không đẹp và dễ bị nhiễm bệnh. Muốn có được giống chim trĩ đỏ tốt, hãy chọn các con có đôi mắt sáng, tinh anh, lông mượt, bụng gọn, chân to và nhanh nhẹn. Hãy chọn những con có trọng lượng khoảng 20g thì đảm bảo chim khỏe, cho ra một thế hệ chim trĩ đỏ sau khỏe mạnh.

Lồng nuôi

Lồng nuôi

Nếu bạn nuôi trĩ đỏ để làm cảnh thì cũng không cần chuẩn bị chuồng quá cầu kỳ. Nhưng nuôi với mục đích làm kinh tế thì hãy chú ý chuẩn bị chuồng nuôi cho hợp lý. Cần đặt chuồng trại nuôi ở những nơi khô ráo, thoáng mát. Không nên đặt gần các trang trại gia cầm, gia súc khác để hạn chế bị lây nhiễm bệnh. Chuồng nuôi trĩ đỏ phải đảm bảo được tiêu chí, mùa đông giữ được ấm tốt. Còn mùa hè thì mát mẻ. Nền chuồng cần được đầm bằng phẳng để giúp công tác dọn vệ sinh, chăm sóc được dễ dàng và sạch sẽ.

Bạn cũng cần chú ý đến mật độ nuôi, từ 0-30 ngày tuổi thì để khoảng 15-40 con/ m2. Giai đoạn 30-60 ngày tuổi nên nuôi 6-12 con/ m2, còn từ 60-90 ngày tuổi nên để 2-4 con/ m2. Sau khi chim trĩ đỏ được 90 ngày tuổi. Có thể chuyển chúng qua chuồng lớn hơn với khoảng 1-2 con/ m2. Bạn có thể dùng các dàn lưới mắt cáo hoặc lưới B40 để làm vây tường rào bảo vệ trĩ đỏ. Sử dụng vật liệu thoáng mát để lợp mái, giúp trĩ đỏ phát triển tốt hơn. Đặc biệt, cần rải một phần cát để trĩ đỏ có nơi đào bới, tắm cát hoặc là để làm ổ đẻ trứng. Khi chăm sóc trĩ đỏ, cần nhớ thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi. Phun thuốc khử trùng, đảm bảo cho chúng có môi trường an toàn.

Thức ăn

Khả năng tiêu thụ của trĩ đỏ khá thấp, mỗi ngày chỉ khoảng 200g cho mỗi con. Trĩ đỏ cũng không kén ăn, một số loại thức ăn phổ biến như là gạo, ngô, thóc, cám, ấu trùng, dế, châu chấu, bò sát nhỏ,… Bạn nên nhớ không được cho trĩ đỏ ăn quá nhiều cá, cua, tôm hoặc trộn tăng trọng với thức ăn, vì sẽ làm chúng bị tiêu chảy. Vì lương ăn ít, nên hãy chia thành 3 bữa cho trong ngày cho trĩ đỏ. Ngoài ra, cần thay nước uống thường xuyên, sạch sẽ cho chúng.

Phòng bệnh

Trĩ đỏ được đánh giá là có sức đề kháng tốt, nhưng bạn cũng nên lưu ý phòng một số bệnh thường gặp dưới đây:

  • Bệnh Ecoli tiêu chảy: Hãy tiêm vacxin Ecoli đặc trị hoặc ch trĩ đỏ uống thuốc theo đúng liều lượng bác sĩ thú y hướng dẫn.
  • Bệnh hô hấp, nấm/hen phổi, thở khò khè: Vệ sinh chuồng trại nuôi bằng thuốc khử trùng, giảm bớt mật độ nuôi trĩ đỏ. Và hãy nhỏ trực tiếp thuốc trị hen cho chim trĩ đỏ.

Thông qua bài viết trên, bạn đã biết đặc điểm nhận dạng của chim trĩ đỏ chưa nhỉ. Chắc chắn với những điều chúng tôi chia sẻ, sẽ giúp bạn nuôi chim trĩ đỏ khỏe mạnh và hiệu quả nhất.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*