Chim Yến Làm Tổ Bằng Gì? Quá Trình Xây Tổ Cực Khổ Của Chim Yến

Chim yến làm tổ bằng gì? Quá trình xây tổ chuyên nghiệp của chim yến

Tổ Yến là thực phẩm bổ dưỡng, mang lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe. Bạn có thắc mắc chim yến làm tổ bằng gì không nhỉ? Hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc này, cũng như tìm hiểu thêm về quá trình xây tổ của chim yến nhé.

Chim yến làm tổ bằng gì? Quá trình xây tổ chuyên nghiệp của chim yến

Chim yến làm tổ bằng gì? Quá trình xây tổ chuyên nghiệp của chim yến

Quá trình xây tổ của chim yến rất vất vả và chịu nhiều đau đớn. Chính vì lẽ đó nên giá thành của tổ yến cũng khá đặt, phù hợp với chất dinh dưỡng mà nó mang lại. Vậy chim yến làm tổ bằng gì, hãy cùng xem quy trình tạo tổ của chim yến nhé.

Chim yến lựa chọn vị trí để xây tổ

Thường thì chim yến thích làm tổ ở những nơi có chỗ bám tốt, như là vách đá, khe đá,… Còn đối với chim yến nuôi ở nhà, chúng thường chọn các vị trí ở trên cao, chắc chắn để có thể định cư được lâu dài.

Khi đã lựa chọn được vị trí thích hợp để làm tổ, tuyến nước bọt của chim yến sẽ phát triển sẵn sàng cho quy trình làm tổ của mình. Cho nên thắc mắc chim yến làm tổ bằng gì, chính là từ nước bọt của chúng.

Đêm đến thì cơ hàm của chim yến ép tiết ra nước bọt, nó dùng lưỡi để đẩy ra và quẹt lên thành vách đá để tạo hình. Phải mất khoảng 2-3 tiếng thì nước bọt của chim yến mới được khô lại. Nên trong khoảng một đêm thì chim yến chỉ có thể xây được tầm 1mm.

Ban đầu mới xây thì cấu trúc của tô như xơ mướp, sau đó mới được bồi đắp để chặt chẽ hơn. Khi tổ đã có kích thước đủ lớn, chim yến sẽ nhảy lên mép tổ, bắt đầu quẹt nước bọt vào lòng để tạo thêm nơi đẻ trứng. Khi mà tổ yến sắp hoàn thành cũng là chúng bắt đầu bước vào thời kỳ sinh sản.

Quá trình xây tổ

Thời gian để chim yến hoàn thành được tổ của mình sẽ mất từ 4 cho đến 5 tháng. Ban ngày thì chim yến vẫn bay đi kiếm ăn như thường, chúng sẽ bắt đầu làm tổ vào buổi đêm.

Quá trình chim yến làm tổ vô cùng đau đớn, bởi chúng sẽ phải xù lông, nhắm mắt. Cố gắng tiết nước bọt lên vách thành, đồng thời là đập cánh liên tục vào nhau. Do đó, chúng ta thường thấy trên tổ yến dính cả lông lẫn cát. Chim yến đực phải chịu đau đớn như vậy trong suốt 1 tháng mới hoàn thành được tổ.

Với những con chim yến mới làm tổ lần đầu có thể mất đến 4 tháng để xây dựng. Nhưng sau khi có kinh nghiệm, những lần sau chúng chỉ mất khoảng 1 tháng. Với các loại tổ yến kích thước càng to, càng sạch thì giá trị cũng được đánh giá cao hơn.

Hình dáng tổ yến

Hình dáng của tổ yến giống như là một chiếc tai hoặc là nửa chén trà úp. Khối lượng của một tổ yến tầm khoảng 5-10 gam nếu làm lần đầu, còn từ lần thứ hai trở đi thường từ 7-15 gam. Sau nhiều lần làm, tổ yến sẽ càng to, tròn và đẹp hơn.

Những loại tổ yến phổ biến

Những loại tổ yến phổ biến

Dưới đây là cách phân loại tổ yến phổ biến.

  • Về nguồn gốc: Được chia thành hai loại là tổ yến nhà và yến tự nhiên hay còn gọi là yến đảo.
  • Về màu sắc: Tổ yến được chia thành 3 loại chính đó là huyết yến, hồng yến, bạch yến.

Xem thêm:

Sử dụng tổ yến đúng cách như nào

Sử dụng tổ yến đúng cách như nào

Tổ yến mang lại giá trị dinh dưỡng cao, có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, để tổ yến phát huy được tác dụng tốt nhất của nó, bạn cần lưu ý một số điều sau.

Thời gian ăn tổ yến

Ăn tổ yến vào buổi sáng được đánh giá là mang lại tác dụng tốt nhất. Nếu bạn sử dụng tổ yến khi mới ngủ dậy, sẽ cung cấp được nguồn năng lượng dồi dào cho một ngày làm việc. Hoặc là bạn có thể uống một ly nước yến hoặc ăn yến vào buổi tối trước khi ngủ 30 phút. Cách này sẽ giúp bạn có giấc ngủ tốt và sáng khoải nhất.

Tần suất sử dụng yến

Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyên thì nên dùng tổ yến từ 2-3 lần một tuần. Lượng yến sử dụng mỗi lần cũng phụ thuộc vào lứa tuổi.

  • Các bé từ 7 tháng cho đến 1 tuổi, chỉ nên dùng 1 thìa canh nấu chung với cháo hoặc chưng cho mỗi lần.
  • Với các bé từ 1-2 tuổi, một lần chỉ sử dụng 1 – 2g yến.
  • Còn bé từ 2 – 10 tuổi, nên sử dụng 2 – 3g tổ yến một lần.
  • Với người bị bệnh cần bồi dưỡng, người trưởng thành thì nên dùng 3 – 5g mỗi lần.

Những người không nên ăn yến

Tổ yến mang lại nguồn dinh dưỡng cao, nhưng không phù hợp với các đối tượng sau đây.

  • Người đang bị cảm mạo, lạnh chân tay và đau đầu.
  • Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai dưới 3 tháng tuổi.
  • Những người bị dị ứng với các thành phần của yến.
  • Trẻ sơ sinh dưới 7 tháng tuổi.
  • Các bệnh nhân mắc viêm tụy, tiểu đường.

Lưu ý về cách sơ chế, chế yến tổ yến

Nếu bạn sử dụng yến thô chưa qua sơ chế thì cần bước ngâm nước cho mềm, sau đó nhặt sạch lông cùng các tạp chất dính trên tổ yến. Không được chế biến yến ở nhiệt độ quá cao, nó sẽ làm thay đổi các chất quý.

Cách tốt nhất là dùng yến chưng, hấp cách thủy. Bạn cũng không nên cho quá nhiều đường khi chế biến yến, bởi nó sẽ làm giảm dưỡng chất ở trong yến.

Trên đây là giải đáp của baychimsontho về chim yến làm tổ bằng gì. Quá trình xây dựng tổ yến gian nan và khó khăn như vậy, nên giá trị của tổ yến cũng khá cao. Nhưng bù lại thì đây là món bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe của con người.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*