Chim Non Mới Nở Có Đặc Điểm Gì, Cách Chăm Sóc Chim Non Mới Nở

Chim non mới nở có đặc điểm gì

Với những người yêu thích chim cảnh thường mong muốn gây giống các loại chim đẹp, quý. Vậy chim non mới nở có đặc điểm gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây, cũng như học cách chăm sóc chim non mới nở khoa học nhất nhé.

Chim non mới nở có đặc điểm gì cùng tìm hiểu nhé?

Chim non mới nở có đặc điểm gì

Chim non mới nở có đặc điểm gì là câu hỏi mà nhiều người đặt ra.

Giai đoạn từ 1-5 ngày tuổi

Thường thì các bé chim non mới nở có khối lượng cơ thể vô cùng nhỏ bé. Tùy từng loài chim mà có khối lượng khác nhau, dao động từ 1,3 gam đến 2,5 gam. Cơ thể của chim non mới để trần trụi, chưa có bất kỳ một sợi lông nào. Da của chúng thì hơi nhăn và có một màu hồng nhạt điểm thêm một vài đốm đen.

Tư thế của chúng cũng giống với tư thế phôi, đầu cúi sát về phía bụng. Trong 5 ngày đầu mới được đẻ ra, chim non ít có sự thay đổi về đặc điểm cơ thể, chủ yếu là tăng khối lượng.

Giai đoạn từ 6-13 ngày tuổi

Lúc này khối lượng của chim non đã tăng lên khoảng hơn 3 gam. Cơ thể chúng cũng bắt đầu xuất hiện các mầm lông li ti có màu đen nhạt. Thấy rõ nhất là vùng da dưới lưng, cánh và phần đầu. Đến khoảng 10 ngày tuổi thì mầm lông của chim non bắt đầu chồi ra khỏi da. Lúc này chim non đã bắt đầu cứng cáp hơn.

Giai đoạn từ 14-21 ngày tuổi

Giai đoạn này thì nhiều ống lông bắt đầu xuất hiện nhiều hơn. Đầu tiên là phần lông tơ ở dưới bụng, tiếp đến là những phiến lông ở trên đầu, phần lưng, cánh. Và đặt biệt phần lông đuôi cũng đã nhú ra khỏi ống lông. Cũng chính giai đoạn này, bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi rõ rệt của chim non.

Giai đoạn từ 22-30 ngày tuổi

Trong những ngày này, lông của chim non gần như đã phủ kín toàn bộ cơ thể. Đặc biệt là mắt của chúng bắt đầu mở, cảm nhận mọi thứ xung quanh nhanh nhạy hơn.

Giai đoạn từ 31-45 ngày tuổi

Lông chim đã bung đều ra, chỉ độ khoảng 37 ngày tuổi là bộ lông của chúng gần như là hoàn chỉnh đầy đủ. Thời điểm này thì chim non cũng bắt đầu tập bay, trọng lượng cơ thể không có nhiều thay đổi. Các vẩy sừng để bao bọc lông ống ở đuôi và cánh cũng bắt đầu bung hết ra, bộ lông cũng phần nào mượt mà hơn.

XEM THÊM:

Hướng dẫn cách chăm sóc chim non mới nở đúng kỹ thuật

Hướng dẫn cách chăm sóc chim non mới nở đúng kỹ thuật

Sau khi đã biết chim non mới nở có đặc điểm gì, hãy cùng học cách chăm sóc chúng nhé.

Thức ăn dành cho chim non mới nở

Thức ăn là yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của chim non. Những giống chim khác nhau thì cần có chế độ dinh dưỡng khác nhau. Một số loại chim non thì thích ăn côn trùng, hoặc là một số loại hạt, quả mọng,… Nhưng đa số các loại chim non đều có món khoái khẩu giống nhau là thức ăn nhiều hàm lượng protein.

Khẩu phần ăn phù hợp nhất dành cho chim non là 60% thức ăn hạt bán sẵn, cộng với khoảng 20% trứng luộc chín hẳn cùng 20% sâu cho chim. Với loại thức ăn công nghiệp nhỏ thì bạn cần cho thêm một chút nước để nó đạt được độ tơi xốp, dễ dàng cho chim non ăn. Trứng luộc và sâu cũng được cắt miệng nhỏ phù hợp với miệng của chim non. 

Một số loại chim đặc biệt khác như là bồ câu, hoặc là các loại chim mỏ vẹt. Chúng sẽ ăn “sữa diều”, là chất được chim bố mẹ ợ ra. Hoặc là ở chim ruồi thì cần thức ăn công thức từ mật hoa, một số loại chim non cũng ưa ăn cá,…

Cách để cho chim non ăn

Chim non cần phải được cho ăn thường xuyên, tuy là mỗi lần khá ít nhưng lại tí tách cả ngày. Bạn nên sử dụng dụng vật dụng chuyên dùng như nhíp cùn hay kẹp nhựa để giúp việc cho chim non ăn dễ dàng hơn.

Sau khi phần lông của chim non đã dần bao phủ, bạn có thể giãn tần suất cho chim ăn. Nhưng tăng lượng thức ăn mỗi lần cho, để đáp ứng đủ nhu cầu của chim non. Sau khi chim đã mở mắt, bạn có thể thiết lập giờ ăn cố định cho chúng đúng khuôn khổ. Bên cạnh đó là bổ sung các loại thức ăn giàu dinh dưỡng hơn, như châu chấu, dế băm nhỏ,…

Làm thế nào khi chim non mới nở bị ngã?

Chim non mới nở thì cơ thể khá yếu ớt, chúng sẽ thường xuyên bị ngã, va chạm. Khi đã bạn cần nhẹ nhàng nhấc chim non lên, kiểm tra chúng có bị sứt da hay trẹo xương không. Nếu như không bị tác động nhiều, chỉ thấy chim hơi choáng. Bạn nên thả lại chúng vào lồng và giữ ấm để chúng bình tĩnh lại. Còn trong trường hợp xương bị trẹo, gãy thì cần xử lý nhẹ nhàng để chúng hồi phục lại.

Thông qua bài viết trên của bẫy chim sơn thọ, bạn đã biết chim non mới nở có đặc điểm gì chưa nhỉ. Rất mong với các kiến thức này, bạn sẽ biết cách chăm sóc những bé chim non mới nở khỏe mạnh nhất.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*