Điểm Thú Vị Ở Chim Nhồng? Hướng Dẫn Cách Nuôi Chim Nhồng

chim nhồng
chim nhồng

Chim nhồng được nhiều người biết đến với khả năng bắt chước tiếng người tài tình. Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây, để biết thêm nhiều điều thú vị về loài chim nhồng này nhé.

Nguồn gốc xuất xứ của chim nhồng

Nguồn gốc xuất xứ của chim nhồng

Với người dân Việt Nam, chim nhồng hay còn có tên gọi khác là chim yểng, là loài chim đã quá quen thuộc. Loài chim nhồng này được phát hiện lần đầu tiên bởi Linnaeus một nhà nghiên cứu. Chim nhồng thuộc họ sáo, giống chim này rất phổ biến ở khu vực Đông Nam Á, Đông Á. Có nhiều nhất là ở vùng chân núi Himalaya từ Ấn Độ cho đến phía đông tới Nepal, Bhutan, Sikkim và Arunachal Pradesh, chúng thường sinh sống ở độ cao khoảng 2000m. Ngoài ra, loài chim yểng này cũng có nhiều ở khu vực Thái Lan, Việt Nam và Indonesia. Ở nước ta, chúng tập trung nhiều ở các khu vực rừng núi, cao nguyên, nơi có suối mát mẻ như là vùng Trảng Bom, Bù Đốp, Bù Đăng,…

Nét đặc trưng về ngoại hình chim nhồng

Nét đặc trưng về ngoại hình chim nhồng

Điểm đầu tiên về ngoại hình của chim nhồng gây ấn tượng chính là bộ lông màu đen tuyền, bóng bẩy. Ánh lên đó là màu xanh dương, xanh lục thu hút. Bên cạnh đó, chim nhồng còn gây ấn tượng bởi có phần tích màu vàng ở hai khóe mắt. Đỉnh đầu gần như không có lông mà chỉ có một lớp sần, khá cứng chắc. So với phần đầu thì mỏ của chúng có kích thước khá lớn, cứng to và có màu vàng cam. Trái ngược với mỏ, phần đuôi của chim nhồng khá ngắn, không sắc nhọn.Kích thước của chim nhồng khá lớn, con trường thành dài từ 25 – 30cm. Thân thể của chúng khỏe mạnh, nên khi nuôi cần đảm bảo lồng chắc chắn.

Đặc điểm sinh sản của chim nhồng

Chim nhồng là loài sinh sản hữu tính, cần có sự kết hợp giữa con đực và con cái. Trung bình mỗi lần sinh, chim cái cho ra 2 – 3 quả trứng, trứng chim yểng có màu trắng, pha đốm nhỏ, thời gian ấp trứng từ 12 – 25 ngày. Thường thì con đực và con cái sẽ cùng nhau ấp trứng, nuôi chim con cho đến khi trưởng thành.

Chim nhồng có biết nói tiếng người không?

Chim nhồng có biết nói tiếng người không?

Tuy rằng chim nhồng không sở hữu một vẻ bề ngoài quá cuốn hút. Nhưng chúng lại có tài năng đặc biệt, đó chính là biết nói chuyện như người. Tiếng của chim nhồng trong trẻo, giống với giọng trẻ em. Nhiều người còn phải giật mình vì khả năng bắt chước tiếng người tuyệt đỉnh của chúng. Nhưng không phải con chim nhồng nào cũng có thể nói chuyện được, nó còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

>>> Tham khảo thêm: Đặc Điểm Của Chim Trĩ Đỏ? Hướng Dẫn Cách Nuôi Trĩ Đỏ Khoa Học

Hướng dẫn cách nuôi chim nhồng đúng kỹ thuật

Để nuôi chim nhồng phát triển khỏe mạnh, tuổi thọ lâu và hót hay, bạn cần chú ý những điều sau.

Hướng dẫn cách nuôi chim nhồng đúng kỹ thuật

Lông nuôi

Bạn có thể nuôi chim nhồng con ở thùng carton, rổ, thau. Lót thêm một lớp rơm và thắp đèn sưởi ấm cho chúng. Kích thước chỗ ở của chim con cũng không cần quá lớn, vì giai đoạn này chúng di chuyển khái ít.

Đối với nhim nhồng lớn đã mọc lông đầy đủ, có thể bay nhảy được, bạn nên chuẩn bị cho chúng lồng lớn hơn kích thước. Để chim nhồng có thể thoải mái di chuyển, có không gian ăn uống, phát triển và học nói tốt nhất. Nên treo chuồng ở những nơi khô thoáng, tránh không để gió lùa trực tiếp vào. Nên tách những con chim đang học nói với chim đã biết nói, để tránh chúng học theo những từ ngữ xấu, tiếng hót không hay.

Thức ăn

Chim yểng khá dễ săn, bạn có thể tham khảo một số cách làm sau: Cơm nguội ngâm với nước, chuối bóp hơi nhuyễn, cám trộn với trứng gà và nước, Thức ăn hạt cho chó ngâm với nước. Bạn có thể cho chim nhồng ăn bằng cách dùng ống tiêm mũi to để hút thức ăn và bơm vào miệng. Hoặc dùng muỗng, khi chim nhồng lớn hơn thì có thể dùng tay để chăn.

Đối với những con chim nhồng trưởng thành đang chuẩn bị học nói. Bạn nên cho chúng ăn thêm ớt, vì đây là món khoái khẩu của chim nhồng. Cắt ớt thành từng khoanh nhỏ, hoặc là rộn với cám hoặc cơm cũng được. Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung thêm các thức ăn nhiều chất dinh dưỡng cho chim nhồng như là thịt heo, thịt bò, cá. Chúng cũng cần thêm vitamin từ các loại hoa quả, rau củ.

Tắm cho chim nhồng

Thời gian tắm thích hợp nhất cho chim nhồng là vào buổi sáng. Sau khi tắm nên đưa chim ra những nơi nắng nhẹ, gió thoảng để giũ lông mau khô. Không nên tác động làm khô lông kỹ sau khi tắm, bởi điều này sẽ làm chúng yếu, nhiễm bệnh. Hạn chế tắm cho chim nhồng vào buổi tối, một ngày chỉ được tắm duy nhất 1 lần.

Các mẹo hay dạy chim nhồng nói tiếng người

Các mẹo hay dạy chim nhồng nói tiếng người

Chim nhồng có khả năng đặc biệt là bắt chước tiếng người, nhưng không phải con nào cũng làm được điều này. Nên bạn cần chú ý các mẹo nhỏ dưới đây, để chim nhồng nói tiếng người được chuẩn và hay nhé.

Độ tuổi

Độ tuổi tiếp thu thông tin tốt nhất ở chim nhồng là từ 4 đến 6 tháng tuổi. Bạn hãy tận dụng thời gian này, để bắt đầu dạy chúng nói, học hỏi nhiều điều nhé.

Học từ ngắn

Khi dạy chim nhồng nói, bạn hãy coi chúng như những đứa trẻ. Bắt đầu bằng những cụm từ ngắn như mẹ ơi, A ơi,… Sau đó sẽ dần dần tăng độ khó, không nên bắt đầu luôn bằng các câu dài vì sẽ chỉ làm mất thời gian, không đạt hiệu quả.

Môi trường

Trước khi cho chim nhồng học tiếng, hạn chế cho chúng tiếp xúc với người. Bởi nhiều có thói quen huýt sáo, chim nhồng sẽ dễ học theo. Vì tiếng huýt sáo bắt chước khá dễ nên về sau chim nhồng sẽ làm biếng không học tiếng nữa. Thời gian thích hợp nhất để dạy chim học nói là từ 5 – 7h sáng hoặc 16 – 18h chiều. Thời điểm này được cho là chúng tỉnh táo và tiếp thu nhanh nhất.

Dùng ghi âm

Nếu bạn không có đủ thời gian để dạy chim thường xuyên, có thể dùng bản ghi âm để chim nghe. Tuy nhiên biện pháp thay thế này không thể đạt được hiệu quả tốt như cách dạy trực tiếp.

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về những điểm đặc biệt ở loài chim nhồng. Hy vọng với các kiến thức chúng tôi cung cấp, sẽ giúp cho bạn nuôi chim nhồng được khỏe mạnh và nói hay nhất.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*